Điện trong tự nhiên Điện

Hiệu ứng sinh lý học

Bài chi tiết: Điện giật

Khi áp một hiệu điện thế vào cơ thể người sẽ có một dòng điện chạy qua các mô tế bào, và tuy mối quan hệ không phải là tuyến tính, với hiệu điện thế lớn hơn thì dòng điện chạy qua cũng lớn hơn.[77] Có một ngưỡng giới hạn cho con người có thể cảm nhận dòng điện chạy qua cơ thể, mà ngưỡng này phụ thuộc vào tần số và đường đi của dòng điện. Ngưỡng này nằm trong khoảng 0,1 mA đến 1 mA đối với điện dân dụng, mặc dù những dòng cỡ microamp vẫn có thể phát hiện ra thông qua hiệu ứng điện rung (electrovibration) dưới những điều kiện cụ thể.[78] Khi dòng điện đủ lớn nó sẽ gây ra sự co cơ, co cơ sợi (fibrillation) của tim, và bỏng da.[77] Do không có bất kỳ một dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy một vật dẫn (dây điện) đang có điện (ngoại trừ các đèn báo...) khiến cho việc điện hở là một mối nguy hiểm. Sự đau đớn gây ra bởi điện giật là rất lớn, do đó mà có những nơi sử dụng điện trong các phương thức tra tấn và có thể dẫn tới cái chết. Điện cũng được sử dụng trong việc hành quyết các tử tù, mặc dù ngày nay chính quyền nhiều nước đã bỏ cách thức này.[79]

Ở một số người có khả năng đặc biệt như phát ra điện, không cảm thấy gì khi có dòng điện chạy qua...[80] gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của họ cũng như sự hiếu kỳ của xã hội.

Hiệu ứng điện trong tự nhiên

Cá chình điện, Electrophorus electricus
Bài chi tiết: Hiệu ứng điện

Điện không phải là phát minh của loài người, trong tự nhiên cũng xuất hiện điện và điển hình là hiện tượng sét. Nhiều tương tác quen biết ở tầm vĩ mô, như chạm, ma sát hay liên kết hóa học là tương tác giữa các điện trường trên quy mô nguyên tử. Từ trường Trái Đất có nguồn gốc từ cơ chế thủy từ (dynamo theory) bởi dòng điện chạy qua lõi hành tinh.[81] Có những tinh thể như thạch anh, hay thậm chí đường, khi tác dụng một ngoại lực lên chúng thì sẽ xuất hiện một hiệu điện thế giữa hai bề mặt.[82] Hiện tượng áp điện này do hai nhà khoa học PierreJacques Curie phát hiện ra vào năm 1880. Hiệu ứng này có tính tương hỗ, tức là khi vật liệu áp điện chịu tác dụng của một điện trường ngoài thì hình dạng của nó sẽ chịu sự thay đổi nhỏ.[82]

Ở một số loài, như cá mập, có khả năng phát hiện và đáp ứng lại sự thay đổi điện trường, hiện tượng tiếp điện (electroreception),[83] trong khi những loại khác có thể tự phát ra điện (electrogenic) dùng để săn mồi hoặc phòng vệ.[3] Bộ Cá chình điện, mà hay gặp là cá chình điện, phát hiện hoặc phóng điện vào con mồi thông qua các tế bào cơ sửa đổi gọi là electrocytes.[3][4] Hệ thống thần kinh của mọi động vật truyền thông tin giữa các màng tế bào bằng xung điện gọi là thế tác động (action potential), với chức năng trong hệ thần kinh là giao tiếp giữa các nơron.[84] Khi có điện giật sẽ làm kích thích hệ thống này làm cho cơ co lại.[85] Thế tác động cũng xuất hiện ở một số loài thực vật trong hoạt động điều phối giữa các thực vật với nhau.[84]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện http://users.pandora.be/worldstandards/electricity... http://amasci.com/miscon/elect.html http://www.arcsuppressiontechnologies.com/arc-supp... http://books.google.com/books?id=VLsKAAAAIAAJ http://books.google.com/books?id=hMc9AAAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=n-MDAAAAMBAJ&pg=P... http://www.hometips.com/hyhw/electrical/electric.h... http://www.indexmundi.com/china/electricity_consum... http://www.latimes.com/news/opinion/la-oe-das15dec... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0...